00:39 EDT Thứ năm, 25/04/2024
Chào mừng các bạn đến với Website tỉnh đoàn Điện Biên!

ĐĂNG NHẬP

LIÊN KẾT SITE

huy hiệu đoàn
Cập nhật thông tin mới covid-19
Khởi sự doanh nghiệp
TW Hội DNT VN
TW Hội TTT VN
VNPT

Trang nhất » Tin tức » THEO DẤU CHÂN BÁC

Người cán bộ công đoàn phục chế lại ảnh Liệt sĩ

Thứ tư - 04/05/2022 05:52
Anh Phan Tiến Huy sinh ra trên mảnh đất Điện Biên anh hùng, lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa. Nhìn thấy những nỗi ƌau trong mắt của thân nhân liệt sĩ khi họ đi viếng người thân trong Nghĩa trang A1, Nghĩa trang Độc Lập và trên bia mộ, những bức chân dung các liệt sĩ đã phai mờ theo năm tháng. Anh Huy quyết định, để góp phần lưu giữ lại di ảnh của các liệt sĩ từ năm 2020 đến nay anh đã phục dựng được 133 tấm ảnh liệt sĩ.






Anh Huy đang chỉnh sửa di ảnh liệt sĩ.
 
Hầu hết các bức ảnh anh Huy nhận được từ thân nhân các liệt sĩ đều cách đây từ 40 đến 70 năm - nước ảnh đã ố mờ, bay màu, nhiều ảnh mất chi tiết, hoặc chỉ là những bức ảnh truyền thần, được người họa sĩ phác họa lại chân dung theo tưởng tượng của trí nhớ người thân. Cho nên để phục chế lại ảnh, anh Huy phải quan sát rất chi tiết, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian để nắm được cái tinh thần cốt lõi của bức ảnh, sau đó dùng phần mềm chỉnh sửa cẩn thận để khôi phục lại nét thần thái và các hình khối nguyên bản của bức ảnh.

“Thông thường, khi phục chế chân dung các liệt sĩ tôi luôn cố gắng tái hiện  được chân thật nhất nhân vật có thật. Và sau đó, tôi gửi tác phẩm sau khi chỉnh sửa tới gia đình các liệt sĩ để họ nhận xét, góp ý… Sau khi nhận lại những bức ảnh được chỉnh sửa hoàn thiện từ tôi, hầu hết các gia đình đều đánh giá sự chân thực của bản sửa và đã đáp ứng được nguyện vọng của thân nhân. Nhiều gia đình liệt sĩ rất cảm động sau khi nhận được bức chân dung của người thân và ngỏ ý trả công, nhưng tôi không nhận. Bởi việc làm của tôi có đáng gì so với sự hy sinh vô cùng to lớn của các anh hùng, liệt sĩ” - anh Huy cho hay.

Để lại cho anh Huy ấn tượng sâu sắc nhất là tấm chân dung của nhà báo, liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ (sinh năm 1946, quê ở Ninh Bình). Nhà báo hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tại Trường Sơn, ngày 20.12.1968, khi tuổi mới tròn 22. Biết bao khát vọng tuổi trẻ còn đang đợi phía trước nhưng nhà báo Phạm Thị Ngọc Huệ đã ngã xuống để góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước. Đã hơn 47 năm trôi qua, mặc dù đồng đội, gia đình đã nhiều lần tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy phần mộ của liệt sĩ…
 

Chân dung liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ được phục dựng lại.
 
“Hành trình bức ảnh đến được với tôi thật tình cờ. Trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh, tôi nhận được tin nhắn của một người bạn quê ở Ninh Bình. Bạn tôi ngỏ ý muốn tôi giúp phục chế lại bức ảnh của nhà báo, liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ. Tôi đồng ý ngay và nhắn bạn gửi ảnh càng sớm càng tốt. Cầm trên tay chân dung của liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ, tôi quan sát và nghiên cứu rất kỹ bức chân dung của chị Huệ, phải làm thế nào để vẻ đẹp của liệt sĩ luôn toả sáng với khí chất anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Tôi cẩn thận chỉnh sửa từng chi tiết đặc biệt là đôi mắt của nhà báo, ánh mắt thiêu đốt kẻ thù xâm lược - “một bông Huệ” mảnh mai nhưng khí chất phi thường.

Sau gần một tuần bức ảnh cũng hoàn thành, tôi gửi về Ninh Вình và bạn tôi điện lên thông báo: Gia đình liệt sĩ cảm ơn tôi nhiều lắm. Bỗng nhiên, lúc đó tôi như thấy hình ảnh nhà báo, liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ mỉm cười” - anh Huy xúc động nói. Trong quá trình phục chế ảnh chân dung của các liệt sĩ, anh Huy cũng từng không thành công bởi nhận những bức ảnh được lưu giữ quá lâu trong khi thời tiết của Việt Nam có độ ẩm cao làm bức ảnh mất nhiều chi tiết.
“Nhận được những tấm hình không thể phục dựng đã để lại cho tôi nhiều xót thương và sự day dứt ở trong lòng, vì đã không thể giúp được gì trong khi niềm hy vọng của thân nhân liệt sĩ lại đặt vào tôi” - anh Huy bày tỏ.

Theo anh Huy, để được hỗ trợ phục chế ảnh của liệt sĩ thì thân nhân cần gửi cho anh tấm ảnh thật của liệt sĩ đó là tốt nhất, hoặc nếu ở xa thì có thể chụp bằng điện thoại thông minh rồi gửi qua Zalo hoặc Facebook (qua số điện thoại đăng ký trên Zalo là 0366088877, hoặc Facebook “Phan Huy”). Cùng với đó, gia đình có thể cung cấp thông tin về liệt sĩ: Họ và tên, tuổi, quê quán và cuộc sống chiến ᵭấu, hy sinh để giúp anh Huy phục chế chân thực nhất bức ảnh mà gia đình thân nhân muốn gửi gắm.

“Chiến tranh đã gây đau thương, mất mát. Sự hy sinh của bao thế hệ ông cha đã đem lại cuộc sống yên bình cho Tổ quốc hôm nay. Vì thế, việc phục dựng lại ảnh liệt sĩ cho thân nhân các gia đình liệt sỹ đối với tôi là một công việc rất nhỏ nhưng ý nghĩa. Bởi qua đó, giúp gia đình liệt sĩ lưu giữ được hình ảnh người thân đã hy sinh một cách có hồn nhất để họ được an ủi, được thấy người thân mình vẫn luôn kề bên. Tôi sẽ vẫn và tiếp tục làm điều đó miễn phí cho bất cứ ai cần, vì điều này giúp tôi luôn tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ” - Phan Tiến Huy nói.

Tác giả bài viết: Thanh Bình - Ban Xây dựng Đoàn

Nguồn tin: tinhdoandienbien.vn (Lê Phong)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

TIN TIÊU ĐIỂM

app đoàn thanh niên
Xây dựng Đảng
Tuổi trẻ Việt Nam Tiên phong- Bản lĩnh - Đoàn kết
TW Đoàn
TW Hội LHTN VN
Truyền hình thanh niên Điện Biên
Hệ thống văn bản
Tuổi trẻ và pháp luật
Tuổi trẻ với khoa học công nghệ

VIDEO

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 1846

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95788

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 6682069